SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Lượt xem:
Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
1. Tổ chức cho giáo viên được dự giờ bài học với 02 tiết ( 1 tiết KPKH: Khám phá quả trứng, 1 tiết LQVT: Tách – gộp trong phạm vi 5) GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: – Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS; không gây khó khăn cho GV đang dạy; khi dự giờ phải tập trung vào quan sát việc học của HS, hành vi, thái độ, phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những khó khăn vướng mắc của HS… Quan sát tất cả đối tượng HS, không “bỏ rơi” HS nào.




2. Rút kinh nghiệm qua tiết dạy mẫu.
* Trước hết cho giáo viên vừa dạy chia sẻ về bài học mình dạy, những ý tưởng mới , những thay đổi, điều chỉnh về nội dung phương pháp dạy học, những điều hài lòng, hay chưa hài lòng,
* Sau đó tổ chức cho giáo viên thảo luận
– Chia sẽ cởi mở, nhẹ nhàng, thảo luận xem trẻ như thế nào ( mức dộ tham gia của trẻ, sự hứng thú, mạnh dạn, tự tin của trẻ, kết quả trên trẻ. Vì sao trẻ chưa thực sự tham gia vào bài học, chưa đạt kết quả như mong muốn.
+ Điều gì đã xảy ra trong lớp học? Khi nào trẻ học? Khi nào trẻ không học được? Nguyên nhân dẫn tới điều đó? Giải pháp?
– Không phê phán, xếp loại
– Sau đó mỗi giáo viên tự rút ra bài cho bản thân.
– Chia sẽ về tiết học diễn ra như thế nào, có tự nhiên không; phương pháp của cô tác động đến trẻ như thế nào?
3. Góp ý chuyên môn của Đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
4. Giải trình ý kiến và kết luận buổi sinh hoạt.
KẾT LUẬN:
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình..
Giúp GV rèn luyện, củng cố, phát triển kĩ năng quan sát; hiểu học sinh hơn. Đồng thời, giúp GV tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của trẻ làm trung tâm khi tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
Tóm lại, đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.