SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Lượt xem:

Đọc bài viết

Kỹ năng sống là các kỹ năng cá nhân trong giao tiếp hằng ngày nhằm giải quyết các công việc hay các tình huống trong cuộc sống hiệu quả; tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn; kỹ năng tâm lý xã hội để quản lý bản thân hay tương tác với mọi người xung quanh,… Kỹ năng sống cũng là một mục tiêu quan trọng mà các cha mẹ và các nhà giáo dục học cần hướng đến trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nên bắt đầu từ rất sớm, thậm chí từ khi trẻ còn rất nhỏ. Trong giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi, trẻ đang trải qua giai đoạn phát triển quan trọng, trong đó các kỹ năng sống như tự chăm sóc, quản lý cảm xúc và xây dựng mối quan hệ xã hội bắt đầu hình thành. Do đó, giáo dục kỹ năng sống từ độ tuổi này sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và xây dựng nền tảng cho sự thành công trong tương lai.

Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống cần được liên tục thực hiện và phát triển trong suốt quá trình học tập và trưởng thành của trẻ. Các kỹ năng cần được giáo dục phải phù hợp với độ tuổi và trình độ phát triển của trẻ để đảm bảo hiệu quả tối đa.

1Tổ chức  cho giáo viên được dự giờ bài học với 03 tiết kỹ năng ở 3 hoạt động. – GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: – Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS; không gây khó khăn cho GV đang dạy; khi dự giờ phải tập trung vào quan sát việc học của HS, hành vi, thái độ, phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những khó khăn vướng mắc của HS… Quan sát tất cả đối tượng HS, không “bỏ rơi” HS nào.

Đ/c Nguyễn Thị Lai lên tiết kỹ năng làm sinh tố

– Người dự giờ cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy và luôn đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. Trong quá trình dự giờ, cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS, phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với việc học của HS; hình thành thói quen lắng nghe, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến để thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

Đ/c Lê Thị Thanh Tuyền lên tiết năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn

2. Rút kinh nghiệm qua tiết dạy mẫu.

* Trước hết cho  giáo viên vừa dạy chia sẻ về bài học mình dạy, những ý tưởng mới , những thay đổi, điều chỉnh về nội dung phương pháp dạy học, những điều hài lòng, hay chưa hài lòng,

* Sau đó tổ chức cho giáo viên thảo luận

– Chia sẽ cởi mở, nhẹ nhàng, thảo luận xem trẻ như thế nào ( mức dộ tham gia của trẻ, sự hứng thú, mạnh dạn, tự tin  của trẻ, kết quả trên trẻ. Vì sao trẻ chưa thực sự tham gia vào bài học, chưa đạt kết quả như mong muốn.

+ Điều gì đã xảy ra trong lớp học? Khi nào trẻ học? Khi nào trẻ không học được? Nguyên nhân dẫn tới điều đó? Giải pháp?

– Không phê phán, xếp loại

– Sau đó mỗi giáo viên tự rút ra bài cho bản thân. 

– Chia sẽ về tiết học diễn ra như thế nào, có tự nhiên không; phương pháp của cô tác động đến trẻ như thế nào?

3. Góp ý chuyên môn của Đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.

4. Giải trình ý kiến và kết luận buổi sinh hoạt.

          KẾT LUẬN:

          Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình..

Giúp GV rèn luyện, củng cố, phát triển kĩ năng quan sát; hiểu học sinh hơn. Đồng thời, giúp GV tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của trẻ làm trung tâm khi tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

Tóm lại, đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, không chỉ bảo đảm cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên có thể quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập mà còn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.