Tăng cường tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Lượt xem:

Đọc bài viết

Việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quá trình chuyển từ giáo viên trung tâm sang trẻ trung tâm. Giáo viên chỉ là người chỉ là người gợi mở, tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động. Giải quyết các vấn đề, suy nghĩ, phán đoán để tìm ra câu trả lời. Hay nói cách khác, “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là trẻ được tự mình tìm tòi, khám phá, trải nghiệm với môi trường xung quanh, nhờ sự hướng dẫn của người lớn

Có thể nói rằng đối với bậc học mầm non, phụ huynh là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ. Trong mọi hoạt động của nhà trường không thể thiếu sự đồng thuận từ phía phụ huynh. Chính vì vậy, phối kết hợp với phụ huynh là biện pháp vô cùng quan trọng. Để thực hiện tốt chuyên đề: “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Ngay từ đầu năm học các lớp đã tổ chức các cuộc họp phụ huynh để trao đổi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện về đức- trí- thể – mĩ, triển khai về một số hoạt động giúp cho trẻ nhận thức khám phá về thế giới xung quanh.

  * Nội dung:

– Thông báo từng chủ đề các con đang học để các bậc phụ huynh nắm được

– Vận động phụ huynh đóng góp các nguyên liệu: có sẵn ở địa phương, vỏ hộp, chai lọ, quế, chè,mo câu, đót, cát…để các hoạt động trải nghiệm của trẻ được phong phú.

* Hình thức:

– Thông báo qua góc tuyên truyền của lớp.

– Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để phụ huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện

           Việc tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh thì hầu như giáo viên nào cũng thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt hiệu quả mới là điều quan trọng. Do vậy việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết và quan trọng để đạt được mục tiêu đề ra .

Để huy động một phần kinh phí và một số đồ dùng sẵn có ở địa phương . Trao đổi với phụ huynh về phương thức, cách thức cho trẻ giao tiếp với người lớn,tiếp xúc về các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình. Trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm “ học mà chơi, chơi bằng học” thông qua hoạt động thực tiễn hằng ngày góp phần khắc sâu cho trẻ về hiểu biết, hình thành biểu tượng của trí nhớ, tư duy đồng thời cung cấp những kĩ năng cần thiết với trẻ, trẻ sẽ làm chủ trong mọi hoạt động cô giáo và phụ huynh chỉ là người hướng dẫn, gợi mở kich thích ý tưởng sáng tạo của trẻ vì thế các bậc phụ huynh nên tận dụng và tạo mọi cơ hội cho trẻ được quan sát thực tế, tìm hiểu mọi vật xung quanh qua các hoạt động thực tiễn ngay trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục trẻ hiệu quả nhất.  

Vào đầu tháng 9 tôi tiến hành họp phụ huynh, tuyên truyền cho phụ huynh về chương trình học của năm học 2021-2022, trao đổi với phụ huynh về phương pháp dạy học “ Lấy trẻ làm trung tâm” cho trẻ mầm non. Kế hoạch mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường trong lớp và ngoai lớp phong phú, đa dạng cho trẻ hoạt động, trải nghiệm như kế hoạch làm vườn rau sạch, xây dựng khu vui chơi với cát, sỏi nước. Nhờ vậy mà đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của 100% phụ huynh trong lớp.

 Đến giữa tháng 9 nhà trường tiến hành làm vườn rau sạch và đã huy động phụ huynh ủng hộ ngày công lao động, làm cỏ, xới đất, cây giống, phân bón đồng thời mỗi phụ huynh

Phối hợp xây hồ nao bộ và khu chơi với cát sỏi

Ngoài ra tôi còn hướng dãn phụ huynh cách làm các thí nghiệm để về nhà hướng dẫn trẻ và làm cùng trẻ. 

Ngoài ra tôi dán ở góc tuyên truyền là nơi quảng bá các hình ảnh lấy trẻ làm trung tâm. Phụ huynh nhìn vào đó sẽ biết được con họ được thực hành trải nghiệm như thế nào? Chẳng hạn như các hình ảnh: Trẻ đang chăm sóc vườn rau, đang chơi với sỏi, cát, trẻ llà con bướm từ lá cánh hoa, làm vỉ thuốc từ hạt đậu, làm con bướm từ vỏ ốc…

Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu hơn về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là nên dạy trẻ những điều trẻ muốn biết, trẻ chưa biết chứ không nên áp đặt trẻ cho trẻ làm những điều trẻ thích và phù hợp với nhận thức, khả năng của trẻ.


là nội dung làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi đồng thời gia đình nên tạo điều kiện tự lập, tự chủ trong các sinh hoạt hàng ngày như: Đánh răng, rửa mặt, tự mặc ,cởi quần áo, thu dọn sắp xếp đồ dùng đồ chơi và tham gia vào các hoạt động khác trong gia đình.

Tôi còn huy động ngày công lao động của phụ huynh để xây dựng môi trường ngoài cho trẻ trải nghiệm, thực hành. Nhờ phụ huynh chở đất trồng cây, đưa hoa để trồng cho trẻ chăm sóc

Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ trải nghiệm thực tế là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra. Trẻ mầm non với đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, khi tham gia học tập trẻ rất hào hứng, nhưng cũng nhanh chán, nhanh quên. Nắm bắt được điều này mỗi giáo viên mầm non cần phải chịu khó, sáng tạo xây dựng cho trẻ một môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tính tích cực, trẻ em vừa là chủ thể vừa là khách thể trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, để giúp trẻ đến gần hơn với cuộc sống, giúp rèn luyện cho trẻ các kỹ năng và lớn dần lên theo ngày tháng. Nhà trường không phải chỉ cung cấp đầy đủ các kiến thức mà cần phải trang bị cho trẻ cả những kĩ năng cơ bản nhất để sau này lớn lên đứa trẻ có thể tỏa sáng ở bất kì lĩnh vực nào.